Personal Science: Tự nghiên cứu bản thân
Cách Solopreneur khám phá và tạo lợi thế riêng dựa trên nền tảng khoa học
Chào bạn,
Năm mới, bạn có đang suy nghĩ về những thay đổi cho sự nghiệp và cuộc sống của mình không?
Mình cũng thế.
Khi ngồi xuống viết những dòng này, mình nhớ lại một khoảnh khắc rất đời thường nhưng đầy ý nghĩa. Đó là một ngày cuối đông, khi mình đứng trước tấm gương trong phòng làm việc, nhìn chằm chằm vào chính mình. Tự hỏi: "Năm nay mình sẽ làm gì để tiến xa hơn mà không cảm thấy kiệt sức? Mình có đang thực sự tận dụng hết tiềm năng của bản thân không?"
Câu trả lời bất ngờ không đến từ một khóa học đắt đỏ hay một chiến lược kinh doanh phức tạp. Nó đến từ một thói quen rất đơn giản mà mình từng bỏ quên: quan sát chính mình.
Và đó là cách mình phát hiện ra sức mạnh của Tự Nghiên Cứu Bản Thân – tự hiểu mình qua khoa học.
Tự nghiên cứu bản thân là gì - và vì sao nó quan trọng?
Personal Science (Linh tạm dịch là Tự nghiên cứu bản thân) là một phương pháp dựa trên nguyên tắc của khoa học thực nghiệm cá nhân (citizen science). Khái niệm này được định nghĩa bởi Seth Roberts, một nhà tâm lý học và giáo sư tiên phong trong lĩnh vực tự nghiên cứu hành vi.
Ông mô tả Personal Science là việc "sử dụng phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề cá nhân". Nó không chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu từ thiết bị đeo tay hay ứng dụng theo dõi, mà còn bao gồm việc tự quan sát, thử nghiệm và tối ưu hóa cách chúng ta làm việc, suy nghĩ và sống.
Lý thuyết khoa học đằng sau Personal Science:
The Quantified Self – Khởi nguồn của xu hướng theo dõi dữ liệu cá nhân
Xu hướng Quantified Self (QS) bắt đầu từ những năm 2007 với sự ra đời của các thiết bị theo dõi như Fitbit, Apple Watch.
Mục tiêu của QS không chỉ là thu thập dữ liệu mà còn biến dữ liệu thành hiểu biết hữu ích về bản thân.
Nhưng QS có hạn chế: Không phải tất cả những gì được đo lường đều có ý nghĩa. Personal Science giúp chúng ta đi xa hơn QS, bằng cách kết hợp dữ liệu định lượng với các phản xạ cá nhân.
Hermann Ebbinghaus và Đường cong quên lãng (The Forgetting Curve)
Ebbinghaus là nhà tâm lý học tiên phong nghiên cứu về trí nhớ vào thế kỷ 19.
Ông phát hiện ra rằng chúng ta quên đi khoảng 50% thông tin trong vòng 1 giờ, và 80% sau một tuần nếu không ôn lại.
Áp dụng vào Personal Science: Nếu bạn đang cố gắng cải thiện một kỹ năng hoặc theo dõi thói quen làm việc, việc ghi chép và ôn lại dữ liệu là điều cực kỳ quan trọng.
Donald Hebb và Nguyên tắc "Neurons that fire together, wire together"
Hebb (1949) phát hiện ra rằng các nơron thần kinh liên tục được kích hoạt cùng nhau sẽ hình thành các kết nối bền vững.
Điều này có nghĩa là: Thói quen nào bạn thực hiện thường xuyên sẽ trở thành một phần của não bộ và cơ chế vận hành của bạn.
Personal Science giúp bạn chủ động lập trình lại não bộ để tối ưu hóa cách bạn làm việc và sống.
Reflexive Monitoring Self (Deborah Lupton) – Quan sát bản thân để điều chỉnh hành vi
Xã hội học gia Deborah Lupton giới thiệu khái niệm Reflexive Monitoring Self – tức là mỗi người có thể liên tục theo dõi và điều chỉnh hành vi của mình dựa trên những phản hồi từ bản thân.
Áp dụng vào Personal Science: Việc ghi chép, tự quan sát và phản tư mỗi ngày giúp bạn liên tục điều chỉnh và nâng cao hiệu suất làm việc và ra quyết định.
Làm thế nào để bạn bắt đầu tự nghiên cứu chính mình trong năm nay?
Bạn không cần phải có thiết bị đo lường tối tân hay phần mềm phân tích phức tạp. Chỉ cần một cuốn sổ tay (hoặc một file Notion), một chiếc điện thoại và một chút kiên nhẫn.
Dưới đây là một số thí nghiệm đơn giản bạn có thể thực hiện để hiểu mình hơn và cải thiện bản thân và sự nghiệp solo của mình:
Thực hành cho bản thân
Journaling hàng ngày
Tự nghiêm nghiệm:
Bạn làm gì trong ngày?
Điều gì khiến bạn có năng lượng cao/thấp?
Điều gì bạn làm tốt nhất?
Hành động:
Viết vào cuối ngày: Tổng kết những gì đã làm, mức độ tập trung, cảm xúc trong ngày.
Mỗi tuần một lần: Tổng hợp lại để tìm ra xu hướng năng suất và trạng thái tinh thần.
Mỗi tháng một lần: So sánh với các tháng trước để điều chỉnh cách làm việc.
Thử nghiệm nhỏ trong cách làm việc
Tự chiêm nghiệm:
Làm việc tại quán cafe thay vì ở nhà xem có hiệu quả hơn không?
Viết bài vào buổi sáng thay vì tối để xem bài viết có khác biệt không?
Thử một phương pháp quản lý thời gian mới và đánh giá kết quả?
Hành động:
Chọn một thay đổi nhỏ (như thay đổi thời gian làm việc, cách tập trung) và thực hiện trong 1 tuần.
Ghi lại phản ứng của cơ thể và năng suất làm việc.
So sánh kết quả với trước khi thay đổi để đưa ra điều chỉnh.
Tối ưu hóa năng lượng
Tự chiêm nghiệm:
Khi nào bạn tập trung nhất?
Khi nào bạn dễ bị xao nhãng nhất?
Những thói quen nào giúp bạn làm việc tốt hơn?
Hành động:
Sử dụng ứng dụng theo dõi giấc ngủ và năng lượng trong ngày.
Xác định thời điểm tập trung cao nhất trong ngày và sắp xếp công việc phù hợp.
Thử nghiệm thay đổi chế độ ăn uống hoặc vận động nhẹ để xem ảnh hưởng đến năng suất.
Thực hành cho business
Ghi lại các phản ứng của khách hàng