Bạn là kiểu người thử nghiệm nào?
Khám phá 4 giai đoạn của tư duy thử nghiệm để vượt qua bất ổn và khai mở tiềm năng
“Dám biến cuộc sống thành một chuỗi “thí nghiệm nhỏ” có thể đem lại tự do và sáng tạo vượt xa tưởng tượng. Nhưng câu hỏi là, bạn thuộc kiểu ‘thử nghiệm’ nào nhất?”
Chúng ta đang sống giữa thời kỳ mà cơ hội lẫn rủi ro đan xen: công nghệ biến đổi, xã hội bất định, rất nhiều mô hình làm việc, học tập và kinh doanh mới nở rộ. Trong bối cảnh ấy, năng lực “thử nghiệm” không chỉ dừng lại ở phòng thí nghiệm của các nhà khoa học, mà trở thành một lối tư duy cho bất cứ ai muốn trưởng thành, muốn khám phá chính mình, thậm chí muốn kinh doanh và đổi mới.
Thế nhưng, không phải ai cũng khởi sự “thử nghiệm” từ cùng một điểm.
Có người bị thu hút bởi khâu lên ý tưởng, phác thảo.
Có người “nhảy bổ” vào hành động ngay.
Cũng có người lại thích dành thời gian phản tư, phân tích kết quả.
Và cũng có tuýp người tự động chia sẻ, lan tỏa thứ mình đang làm với những người xung quanh.
Trong bản tin hôm nay, chúng ta sẽ khám phá 4 giai đoạn cốt lõi của vòng đời một “thử nghiệm”: Pact, Act, React, Impact. Quan trọng hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn thiên về giai đoạn nào nhất - hay nói cách khác, bạn thuộc “kiểu” người thử nghiệm nào. 4 giai đoạn của tư duy thử nghiệm này nằm trong cuốn sách Tiny Experiments: How to Live Freely in a Goal-Obsessed World của tác giả Anne Laure. Linh có bổ sung thêm về góc nhìn, trải nghiệm cá nhân - đặc biệt là các ví dụ minh họa và hướng dẫn thực hành để bạn có thể áp dụng ngay vào cuộc sống - nhất là với người làm việc độc lập (freelancer, solopreneur) hay bất kỳ ai đang loay hoay tìm cách nâng cao hiệu suất cá nhân và “trưởng thành” trong môi trường đầy bất ổn.
Phần 1. Bốn giai đoạn của tư duy thử nghiệm
1. Pact - Giai đoạn tưởng tượng và ký kết với bản thân
Đây là giai đoạn đầu, nơi bạn “kết ước” với mục tiêu hoặc ý tưởng, đặt ra giả thuyết: “Mình sẽ thử cái này để xem có đúng như kỳ vọng hay không.”
Đặc điểm
Bạn thích tưởng tượng, lên ý tưởng, đặt giả thuyết.
Bạn rất giỏi nhìn thấy khả năng vô tận.
Bạn “bị cuốn” vào các khâu lên kế hoạch, đọc tài liệu, vẽ ra viễn cảnh.
Dễ bị cuốn vào vòng xoáy quá nhiều ý tưởng nhưng không kịp biến chúng thành hành động.
Ví dụ minh họa
Anh Tùng là một blogger thích kể chuyện và chia sẻ kiến thức về phát triển bản thân. Khi nảy sinh ý định làm podcast, anh ngồi mày mò: Sẽ có chủ đề gì hay? Ai sẽ là khách mời? Podcast nên thu âm ở đâu? Anh Tùng dành cả tuần chỉ để viết outline, nhìn thấy cả một “vũ trụ” tiềm năng mà có khi quên mất… nên thu thử một tập để kiểm tra.
Hoài An muốn đi du lịch một mình và đã ngồi liệt kê tới 10 địa điểm, 5 kiểu hành trình, 3 mùa trong năm. Cô ấy say mê viễn cảnh từng cung đường, tưởng tượng mình sẽ có bao nhiêu bức ảnh đẹp, nhưng tháng này qua tháng khác vẫn chưa mua vé.
Cách để bạn thực hành:
Bạn thuộc kiểu “Pact” nếu bạn luôn hào hứng với những ý tưởng và bị mê hoặc bởi tiềm năng. Bạn nhìn thấy “bức tranh lớn” và thích kết ước với những khả năng chưa biết. Nhưng nhớ, phải chuyển hóa nó thành hành động nhé!
2. Act - Giai đoạn hành động và thực thi
Đây là giai đoạn “lăn xả,” nơi bạn thật sự biến ý tưởng thành hành động, thu thập dữ liệu. Bất kể là chạy thử một sản phẩm, gửi survey cho khách hàng, viết code, thu âm podcast, vv.
Đặc điểm
Bạn sẵn sàng xắn tay lên làm, “cứ phải làm thử mới biết.”
Bạn thích cảm giác tiến bộ, momentum.
Bạn dễ chán nản với những cuộc họp, những lý thuyết dài dòng. Bạn cho rằng mình “cứ làm trước đã.”
Nhược điểm: có thể bỏ qua khâu chuẩn bị, khiến dự án bị lỗ hổng hoặc không tối ưu. Dễ bỏ sót giai đoạn phản tư (phân tích kết quả, nhìn nhận lại những bài học).
Ví dụ minh họa
Thấy thị trường đang ưa chuộng hình ảnh minh họa 3D, Phương lập tức nhảy vào Blender, bắt đầu thử dựng 3D. Cô không cần đọc nhiều tài liệu ban đầu, cứ mày mò mà “làm liền.” Kết quả là cô học nhanh, nhưng có lúc vấp phải những lỗi cơ bản, phải tự sửa khá vất vả. Tuy nhiên, cô không sợ hãi, vẫn duy trì nhịp ra sản phẩm, nên nhiều dự án đến với cô nhờ “làm nhanh, làm tới.”
Khi nảy ra ý tưởng để bán chương trình Viral Content Challenge, Linh đã quyết định làm ngay một google form và mở bán trong 48 giờ (dù chưa có nội dung chi tiết, chỉ có lộ trình khái quát). Kết quả: 23 người đăng ký, mang về doanh thu 184M. Rất nhiều mentee của Linh cũng được khuyến khích thử nghiệm theo cách này.
Cách để bạn thực hành:
Bạn thiên về “Act” nếu bạn là người “không nói nhiều, làm luôn,” thích ra quyết định và lăn xả. Có thể bạn hơi bỏ qua khâu tưởng tượng/chuẩn bị, và đôi khi làm bạn mệt mỏi vì “lao đầu” vào quá nhiều thứ, dễ bỏ lỡ tín hiệu cảnh báo sớm.
3. React - Giai đoạn phân tích và phản tư
Trong vòng đời của một thử nghiệm, đây là giai đoạn bạn ngồi lại đánh giá, mổ xẻ kết quả, “vòng lặp phát triển” diễn ra chính tại đây. Bạn nhìn vào những gì mình đã làm, rút ra bài học, điều chỉnh, rồi lặp lại.
Đặc điểm
Bạn có tư duy phân tích, thích đặt câu hỏi “tại sao,” “cái gì cần thay đổi”
Bạn thích so sánh, đối chiếu dữ liệu, tìm ra nguyên nhân gốc rễ
Bạn liên tục “tối ưu,” có thể khiến mọi người xung quanh nể phục vì góc nhìn sâu
Nhược điểm: dễ sa đà vào “analysis paralysis” - phân tích quá nhiều, chần chừ hành động. Có lúc bạn thấy “chưa đủ dữ liệu” nên trì hoãn ra quyết định.
Ví dụ minh họa
Tuấn thường hoàn thành chiến dịch quảng cáo Facebook, sau đó dành hẳn 3 ngày coi bảng số liệu, vẽ biểu đồ, so sánh CTR (tỷ lệ nhấp), CPC (chi phí mỗi nhấp), ROAS (lợi tức chi tiêu quảng cáo). Anh liên tục viết ra nhận xét: “Nếu chúng ta đổi đối tượng mục tiêu A sang B thì sao? Banner màu xanh hay màu tím?” Tuấn có thói quen tạo một file Excel để ghi chép. Chiến dịch sau, anh thường tránh được nhiều lỗi lặt vặt.
Khi Oanh in thử 100 cuốn sách đầu tiên, cô ngồi đọc kỹ feedback của độc giả. Oanh tạo một form Google Form để hỏi độc giả “Bạn thấy câu chuyện nào đáng nhớ nhất?” “Bạn chấm bao nhiêu điểm cho thiết kế bìa?” Từ đó, Oanh rút ra bài học để cải tiến cho lần in kế tiếp.
Cách để bạn thực hành:
Bạn thuộc kiểu “React” nếu bạn là người “thích nhìn lại,” tập trung nhiều vào tư duy phản biện, logic. Có thể bạn có xu hướng “cân nhắc thêm tí nữa” trước khi làm, hoặc sợ ra quyết định sớm. Nên chú ý thúc đẩy hành động thực địa để tránh sa lầy trong phân tích.
4. Impact - Giai đoạn chia sẻ và đóng góp giá trị rộng hơn
Nhiều người thường nghĩ, “đạt được kết quả” là xong. Nhưng với tư duy thử nghiệm, việc tạo ra ảnh hưởng và chia sẻ “bài học” quan trọng không kém. Bước này giúp biến “một mình tôi” thành “chúng ta cùng phát triển,” tạo cơ hội nâng cao chất lượng cộng đồng, lan tỏa giá trị.
Đặc điểm
Bạn thích “chia vui” với cộng đồng về hành trình, cách bạn làm, cách bạn thử
Bạn tin rằng kiến thức sẽ càng có giá trị nếu lan tỏa, không sợ bị “lấy mất”
Bạn thường tìm cách lôi kéo những người khác cùng tham gia dự án tiếp theo
Nhược điểm: đôi khi bạn có thể “dành quá nhiều thời gian” mạng xã hội hoặc gặp sức ép từ “kỳ vọng” của người theo dõi.
Ví dụ minh họa
Mỗi lần Minh Anh học được kỹ năng mới (photoshop, cắt ghép video), cô liền làm 1 series bài chia sẻ kinh nghiệm, quay màn hình hướng dẫn, post lên TikTok. Cô nhận ra mình không chỉ giỏi hơn vì dạy lại cho người khác, mà còn xây dựng được hình ảnh một “người chia sẻ,” gây cảm hứng.
Một người bạn của mình trên facebook đã quyết định làm vlog ngắn khi lại quá trình bạn setup một cửa hàng trà sữa ở Đà Lạt từ những ngày đầu tiên. Mỗi ngày/tuần bạn đều có post cập nhật, chia sẻ, thậm chí hỏi ý kiến của khá giả. Bạn không đợi ra một sản phẩm “hoàn hảo” mới truyền thông, mà công khai “mình đang thử….” Kết quả: khách hàng cảm thấy gắn bó, ủng hộ thương hiệu nhiều hơn.
Cách để bạn thực hành:
Bạn “Impact” nếu bạn thường hướng đến “lan tỏa” hơn là chỉ giữ thành quả cho riêng mình. Bạn có thể muốn tạo di sản, hoặc cảm thấy hạnh phúc khi đóng góp. Lưu ý tránh ôm đồm “truyền thông” mà quên mất chính quá trình thực hành, cải tiến.
Phần 2. Bạn là kiểu người thử nghiệm nào?
Giờ bạn đã nắm được bức tranh 4 giai đoạn cốt lõi (Pact, Act, React, Impact). Hãy hỏi bản thân:
Pact: Bạn có thích nghiên cứu, hình dung vô vàn khả năng, thích “bùng nổ” ý tưởng?
Act: Bạn “khoái” bước vào thực thi, ra kết quả, “cứ làm liền” không?
React: Bạn có phải kiểu người ngồi phân tích kết quả, rút kinh nghiệm, thích số liệu?
Impact: Bạn có hay chủ động chia sẻ và tìm cách lan tỏa, tạo ảnh hưởng?
Có lẽ bạn cảm thấy mình “nghiêng” về một giai đoạn. Hoặc bạn có thể hội tụ cả bốn. Tuy nhiên, mỗi chúng ta luôn có một điểm xuất phát tự nhiên - một giai đoạn khiến ta “thoải mái” hơn cả.
Nếu bạn luôn sáng mắt lên khi ai đó nói “Hãy brainstorm!” => có khả năng bạn là nhóm “Pact.”
Nếu bạn ghét mấy cuộc họp dông dài, “thích hành động ngay,” => có lẽ bạn “Act.” (Linh ở đây nè!)
Nếu bạn yêu các con số, thích tối ưu, => bạn có thiên hướng “React.”
Nếu bạn hay “khoe” với bạn bè, thích tạo cộng đồng, => bạn thiên về “Impact.”
Vài câu hỏi để bạn tự nhận ra bạn là kiểu người thử nghiệm nào:
Giai đoạn nào khiến bạn “bùng nổ” hào hứng nhất? Tưởng tượng (Pact), Hành động (Act), Phân tích (React), hay Chia sẻ (Impact)?
Khi gặp một dự án, bạn thường “nhảy” vào khâu nào mạnh mẽ nhất? Lập kế hoạch chi tiết? Hay “làm ngay”? Hay thu thập thông tin thật nhiều, rồi phân tích? Hay rủ đồng đội, chia sẻ?
Một tình huống gần đây bạn thấy hạnh phúc khi thực hiện - nó thuộc giai đoạn nào?
Bạn “né” giai đoạn nào nhất? Bạn sợ “ngồi bàn” mãi, hay sợ “thống kê” số liệu?
Không có kiểu nào “tốt” hay “xấu.” Quan trọng là thừa nhận giai đoạn nào chúng ta làm tốt nhất, giai đoạn nào chúng ta cần cải thiện thêm để trở thành người thử nghiệm hoàn thiện, đạt hiệu quả tối đa.
Lợi ích của tư duy thử nghiệm
Tự do tránh lối mòn: Bạn không còn cứng nhắc bám vào những mục tiêu “đóng kín,” thay vào đó, bạn liên tục cập nhật, điều chỉnh. Mỗi kết quả không phải “thất bại” mà chỉ là dữ liệu để học.
Giảm áp lực hoàn hảo: Tư duy “Tiny Experiments” (Những Thử Nghiệm Nhỏ) cho phép bạn thấy “À, sai cũng bình thường, mình đang thí nghiệm.” Từ đó, bạn ít sợ hãi và dám thử những ý tưởng mới.
Tiến bộ nhanh hơn: So với việc đợi chờ một kế hoạch hoàn hảo, hành động sớm và liên tục phản hồi giúp bạn “lượm” được nhiều bài học ngay, điều chỉnh sớm.
Tạo kết nối, cộng đồng: Khi bạn bước sang giai đoạn Impact, bạn sẽ thấy giá trị lớn của việc chia sẻ và học hỏi. Đây cũng là lúc bạn xây dựng mạng lưới, tìm đồng minh, hợp tác.
Kiểm soát đa dạng rủi ro: Mỗi lần “test nhỏ” giúp bạn tránh “chơi canh bạc all-in.” Nhiều startup hay solopreneur thành công là nhờ “làm nhỏ, làm sớm, làm nhiều vòng.”
Vì sao cần đủ cả bốn?
Tư duy thử nghiệm “toàn diện” có nghĩa là bạn trôi chảy giữa Pact (tưởng tượng) -> Act (hành động) -> React (phân tích) -> Impact (đóng góp) -> và rồi quay lại Pact (ý tưởng mới). Mỗi vòng lặp, bạn sẽ trưởng thành và tăng dần mức độ phức tạp của dự án.
Hãy lấy ví dụ chị Lan, một solopreneur trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần:
Pact: Chị Lan hình dung một “liệu trình online” giúp người bận rộn giải tỏa căng thẳng. Chị viết ra mục tiêu: “Trong 3 tháng, mình muốn hoàn thiện 1 course 5 buổi, dành cho người có áp lực công việc.”
Act: Thay vì đợi hoàn hảo, chị bắt tay quay video ngắn, đưa vào 1 buổi học thử. Thu thập 20 feedback sơ bộ.
React: Qua feedback, chị thấy người dùng muốn có thêm bài tập viết phản tư, hỗ trợ tài liệu pdf. Chị chỉnh sửa phần bài tập, thay đổi một số chủ đề.
Impact: Khi đã có khóa học khá ổn định, chị Lan mở webinar công khai, chia sẻ hành trình phát triển khóa học, nhận câu hỏi từ cộng đồng, hỗ trợ miễn phí 1 số bạn. Chị trở nên nổi bật hơn nhờ “lan tỏa” chứ không chỉ “bán sản phẩm.”
Sau 1 chu kỳ, chị lại bắt đầu 1 “vòng thử nghiệm” mới: “Hay mình thêm phần video phỏng vấn chuyên gia?” Chị quay lại giai đoạn Pact…
Phần 3. Thử nghiệm và ứng dụng vào kinh doanh, công việc
Nhiều người tưởng rằng tư duy thử nghiệm chỉ dành cho nghiên cứu khoa học. Thực ra, bất kỳ lĩnh vực nào - phát triển bản thân, kinh doanh, sáng tạo nội dung, học ngoại ngữ, rèn luyện sức khỏe - đều có thể hưởng lợi từ 4 giai đoạn trên.
1. Trong kinh doanh