Ngừng sáng tạo một mình: Chiến lược với UGC để solopreneur bứt phá trong năm 2025
Khi khách hàng chính là người làm marketing tốt nhất cho bạn.
Nếu đã từng cảm thấy mệt mỏi khi phải chạy đua với các chiến dịch quảng cáo đắt đỏ mà kết quả lại không như mong đợi. Hay đau đầu khi cố gắng sáng tạo nội dung mỗi ngày nhưng mãi không thể "chạm" đến trái tim của khách hàng. Rất có thể bạn nên biết hoặc thực sự tận dụng sức mạnh của UGC – User-Generated Content (Nội dung do người dùng tạo).
Theo báo cáo The State of Influencer Marketing 2024, hơn một nửa chiến dịch influencer marketing hiện nay đều xoay quanh UGC. Vì sao? Vì một clip review chân thật hay một bài viết “ngẫu hứng” từ khách hàng luôn mang lại sức hút và niềm tin gấp nhiều lần so với quảng cáo truyền thống.
Đó không chỉ là nội dung – mà là sự kết nối, cảm xúc, và tính lan tỏa mạnh mẽ. Nếu bạn là một solopreneur, chuyên gia độc lập hay content creator, UGC có thể là công cụ mạnh nhất để xây dựng thương hiệu và uy tín cá nhân.
Trong bản tin hôm nay, Linh sẽ chia sẻ cho bạn cách tận dụng UGC một cách sáng tạo, dễ áp dụng – và đừng bỏ lỡ case study từ thử thách Biz Kickstart Writing mà Linh đã tổ chức hồi giữa năm nay. Đây không chỉ là một thử thách viết đơn thuần, mà còn là minh chứng sống động về sức mạnh của UGC khi được áp dụng đúng cách.
Bắt đầu nhé!
UGC là gì, và tại sao nó quan trọng với solopreneur?
UGC (User-Generated Content) chính là những nội dung do người khác tạo ra liên quan đến bạn hoặc dịch vụ của bạn. Điều thú vị là UGC không cần bạn trực tiếp kiểm soát, mà chính khách hàng, học viên, hoặc khán giả của bạn sẽ tự mình sáng tạo.
Nó có thể là:
Một bài viết chia sẻ cảm nhận trên Facebook sau khi tham dự lớp yoga của bạn.
Một đoạn story Instagram ghi lại buổi tư vấn career coaching mà họ thấy hữu ích.
Một video TikTok của người dùng chia sẻ cách họ áp dụng các mẹo viết bài bạn hướng dẫn trong khóa học.
Vậy, UGC quan trọng thế nào? Nó là bằng chứng xã hội (social proof) – thứ giúp xây dựng niềm tin mạnh mẽ. Khi người khác nói về bạn một cách tự nhiên, đó không chỉ là "quảng cáo miễn phí," mà còn là lời chứng thực chân thật nhất. Khách hàng tin tưởng UGC hơn là quảng cáo từ thương hiệu. Với solopreneurs – những người cần tạo dựng uy tín và kết nối sâu sắc, UGC chính là "cửa ngõ" dẫn đến niềm tin từ khách hàng.
Một vài ví dụ để bạn có thể hiểu hơn về UGC:
Một giáo viên yoga có thể tận dụng UGC bằng cách khuyến khích học viên chia sẻ cảm nhận về lớp học.
Sau buổi tập, bạn có thể nói với học viên: "Nếu bạn thấy buổi tập hôm nay giúp ích, đừng ngần ngại chia sẻ cảm nhận trên Instagram và tag mình nhé!"
Hình ảnh và câu chuyện của học viên sẽ lan tỏa đến bạn bè họ, giúp bạn thu hút thêm học viên mới mà không cần chi nhiều tiền quảng cáo.
Ví dụ từ chính Linh. Khi mình chia sẻ những feedback và update từ học viên học solo của mình trên facebook:
Kết quả là có rất nhiều người ngay lập tức đăng ký các webinar của mình, đồng thời mong muốn mình chia sẻ thêm về cách một người có thể tự đóng gói tri thức và kỹ năng của họ lại rồi kinh doanh như thế nào.
"Em cũng muốn kinh doanh chuyên môn, chị có thể chia sẻ thêm không?"
“Em tò mò cách đóng gói kiến thức của mình thành sản phẩm dịch vụ thế nào, mong chị chia sẻ thêm”
Đây chính là một dạng UGC. Không cần phải hoành tráng, chỉ cần chân thật. Và chính sự chân thật đó đã giúp mình xây dựng một cộng đồng độc giả tin tưởng.
Tại sao UGC lại mạnh mẽ đến vậy?
UGC không chỉ là một xu hướng mà còn là một vũ khí chiến lược cho solopreneurs trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân, thu hút khách hàng, và tăng cường niềm tin. Có 3 lý do quan trọng tại sao UGC lại mạnh mẽ và cần thiết.
Một là: Tính chân thực (Authenticity)
Nội dung UGC luôn toát lên sự tự nhiên, không bóng bẩy hay dàn dựng như các quảng cáo truyền thống. Đây chính là yếu tố khiến khách hàng cảm thấy gần gũi, tin tưởng hơn.
Ngày nay, người tiêu dùng trở nên khắt khe và cảnh giác hơn với quảng cáo. Một video hoàn hảo với ánh sáng đẹp và diễn viên chuyên nghiệp có thể khiến họ nghĩ: "Liệu đây có phải là sự thật không?" Nhưng khi họ thấy một khách hàng như mình chia sẻ trải nghiệm thật, tâm lý nghi ngờ sẽ giảm đi.
Hai là: Kích thích tâm lý "bầy đàn" (Social Proof)
Con người có xu hướng tin vào những gì người khác làm. Khi họ thấy người khác sử dụng dịch vụ, sản phẩm, họ sẽ nghĩ: "Nếu mọi người đều thích nó, mình cũng nên thử xem sao."
Hiệu ứng tâm lý "bầy đàn" không chỉ xuất hiện trong mua sắm mà còn trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu. Khi một nhóm khách hàng bắt đầu nói về bạn, nhóm tiếp theo sẽ tò mò muốn thử.
Một coach sự nghiệp có thể khuyến khích khách hàng viết bài cảm nhận về hành trình sự nghiệp sau khi làm việc với họ.
Một bài viết với hình ảnh khách hàng chia sẻ rằng họ vừa tìm được công việc mơ ước nhờ vào chiến lược mà coach cung cấp sẽ tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ: "Sau 3 buổi làm việc với Linh, mình đã tìm ra cách 'đánh bại' nỗi sợ phỏng vấn và nhận được offer từ công ty X. Cảm ơn Linh rất nhiều!"
Người đọc bài viết này sẽ cảm nhận được rằng "nếu họ làm được, mình cũng có thể làm được."
Ba là: Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
UGC là một cách tận dụng nguồn lực từ khách hàng thay vì chi tiêu lớn vào quảng cáo truyền thống. Một nội dung đơn giản như video review từ khách hàng thường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn một video quảng cáo sản xuất chuyên nghiệp.
Tại sao chi phí thấp lại hiệu quả?
Bạn không cần chi trả nhiều để thuê diễn viên, đạo diễn, quay phim hay các nhân sự hỗ trợ.
Nội dung đến từ khách hàng thường có khả năng lan tỏa tự nhiên, đặc biệt khi họ chia sẻ trên các nền tảng cá nhân.
Thay vì đầu tư vào sản xuất video quảng cáo đắt đỏ, bạn tận dụng sức sáng tạo của cộng đồng để đạt được hiệu quả tương tự – thậm chí còn cao hơn.
Case study Biz Kickstart Writing: Một ví dụ minh họa về UGC và cách solopreneur tận dụng thử thách sáng tạo nội dung
Nếu bạn nghĩ rằng UGC chỉ dừng lại ở những bài review sản phẩm hoặc ảnh chụp Instagram, hãy cùng Linh phân tích Biz Kickstart Writing Challenge.
Trong thử thách này, mỗi người tham gia cam kết viết bài mỗi ngày trong 21 ngày, xoay quanh một từ khóa liên quan đến thương hiệu cá nhân hoặc lĩnh vực chuyên môn của họ. Kết quả không chỉ là sự cải thiện thói quen viết mà còn tạo ra hàng trăm bài viết giá trị – tất cả đều là UGC.
Hãy cùng phân tích xem vì sao thử thách này là một ví dụ điển hình về UGC trong môi trường của các solo experts, và làm thế nào bạn có thể áp dụng mô hình tương tự vào việc xây dựng nội dung và thương hiệu cá nhân.
Khi mình khởi xướng Biz Kickstart Writing Challenge, mình không nghĩ rằng nó sẽ tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ đến vậy. Ban đầu, nó chỉ đơn giản là một cách để mình duy trì thói quen viết và gắn nó với mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân. Nhưng rồi, khi nhiều bạn tham gia và chia sẻ hành trình của họ, thử thách này nhanh chóng trở thành một cộng đồng đầy cảm hứng. Và mình nhận ra, đây chính là một dạng User-Generated Content (UGC) – nội dung do người dùng tạo ra. Bởi vì:
Người tham gia chính là người tạo nội dung:
Những người tham gia thử thách không chỉ viết bài, mà họ còn tự chia sẻ hành trình, cảm xúc, và câu chuyện của mình liên quan đến từ khóa đã chọn. Mỗi bài viết là một phần của cộng đồng Biz Kickstart.
Lan tỏa nhờ tính cộng đồng:
Với các hashtag như #bizkickstart, #day0, #linhphan, mình và các bạn tham gia có thể dễ dàng tìm và tương tác với nhau. Điều này thúc đẩy sự kết nối và khích lệ mọi người tiếp tục chia sẻ.
Mang tính cá nhân hóa cao:
Mỗi người tham gia chọn một từ khóa riêng phù hợp với mục tiêu cá nhân. Điều này khiến thử thách trở nên ý nghĩa hơn đối với từng cá nhân, và nội dung họ tạo ra cũng chân thực, hấp dẫn hơn.
Lợi ích và các giá trị có được từ thử thách
Giá trị đối với cộng đồng:
Thử thách không chỉ là nơi để viết, mà còn là cơ hội để mọi người:
Rèn luyện tư duy sáng tạo.
Xây dựng thói quen viết có kỷ luật.
Kết nối với những người cùng chí hướng.
Những giá trị này thúc đẩy mọi người tạo ra nội dung tự nguyện và liên tục – điều mà bất kỳ chiến dịch UGC nào cũng mơ ước.
Giá trị đối với người khởi xướng (Linh và thương hiệu cá nhân):
Xây dựng uy tín: Thử thách khẳng định vị thế của mình như một người dẫn dắt trong việc giúp đỡ các solopreneur phát triển kỹ năng viết và tư duy kinh doanh.
Tăng nhận diện thương hiệu: Hashtag #bizkickstart #linhphan không chỉ giúp mọi người dễ tìm thấy nội dung liên quan, mà còn là một "dấu hiệu nhận diện" cho thương hiệu cá nhân của mình.
Giá trị cho người tham gia:
Cam kết với bản thân: Quy định "mức phạt" giúp mỗi người duy trì thói quen viết.
Xây dựng thương hiệu cá nhân: Việc viết liên tục về một từ khóa giúp người tham gia định hình chuyên môn của mình trước công chúng.
Tăng tương tác: Những bài viết này thường thu hút bình luận, chia sẻ, tạo ra hiệu ứng lan tỏa tự nhiên.
Gợi ý cho bạn
Nếu bạn muốn áp dụng mô hình tương tự như Biz Kickstart Writing cho việc xây dựng nội dung và thương hiệu cá nhân, đặc biệt là trên nền tảng Facebook, thì đây là một hướng dẫn siêu chi tiết các bước bạn có thể làm: