2025: Tạo đà bứt phá với PEAK PLAN
Bí quyết để biến năm 2025 thành năm thành công nhất của bạn—từng bước một.
Chúng ta lại gặp nhau trong bản tin đầu tiên của năm mới 2025!
Review năm cũ xong rồi giờ là lúc nói chuyện mục tiêu nhỉ?
Bạn đã bao giờ đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng vào đầu năm, nhưng chỉ sang tháng 2 đã cảm thấy choáng ngợp và bỏ cuộc? Mình cũng từng như vậy. Năm nào mình cũng lên danh sách dài những điều cần làm, nhưng có khi chỉ vài tuần sau đó, mọi thứ dường như rơi vào quên lãng.
Tất nhiên giờ mình đã khác (may quá :D).
Còn bạn, bạn có muốn khác đi trong năm 2025?
Nếu câu trả lời là có, hãy tham khảo chiến lược đơn giản mà mình đã duy trì suốt 4 năm qua. Một chiến lược có cấu trúc và tập trung hơn—một kế hoạch đơn giản có tên PEAK PLAN. Nó giúp mình giữ được sự tập trung, tạo động lực và biến những mục tiêu lớn thành hành động nhỏ có thể đạt được mỗi ngày.
Trong bản tin đầu tiên của năm 2025 này, mình sẽ chia sẻ cách mình áp dụng framework này để lập kế hoạch và rất có thể, nó cũng sẽ là framework giúp bạn biến 2025 thành năm thành công nhất từ trước đến nay.
Trước khi bắt đầu…
1. Phản tư năm 2024:
Trước khi bắt đầu lên kế hoạch cho năm mới, mình dành thời gian để nhìn lại 2024.
Bạn có thể đọc bài hướng dẫn review năm cũ của Linh ở đây:
hoặc là bản tin chia sẻ những bài học lớn nhất của mình trong 2024:
Mình nhìn lại những sản phẩm, dịch vụ đã làm tốt nhất và hiệu quả nhất để tiếp tục tập trung trong năm tới. Mình cũng nhìn vào những nội dung được yêu thích nhất, nhiều lượt tương tác nhất để tập trung vào các chủ đề và phong cách mà audience yêu thích nhất trong năm tới.
Không khó để làm những đánh giá này, nên hãy chịu khó ngồi xuống và dành 30 phút viết nhật ký hoặc ghi chú lại những điểm nổi bật của năm 2024 để làm cơ sở cho kế hoạch 2025 nhé.
2. Ưu tiên trọng tâm:
Mình xác định bốn lĩnh vực chính mà mình cần tập trung cải thiện và phát triển trong năm 2025:
#1. Phát triển sản phẩm/dịch vụ: Tối ưu hóa sản phẩm hiện tại và loại bỏ những gì không còn phù hợp.
Gần đây mình có cơ hội gặp nhiều bạn đang làm trong mảng dạy yoga, có chung một thắc mắc là làm sao để scale up được biz khi chủ yếu đang phải bán thời gian vào các lớp dạy chung hoặc 1:1 - trong khi thời gian thì có hạn. Có lẽ câu hỏi đặt ra cho các bạn giáo viên yoga nói riêng và đang kinh doanh các sản phẩm đào tạo nói chung sẽ là:
SPDV nào của bạn đang tạo ra kết quả tốt nhất?
Bạn có thể cải tiến điều gì để tăng thêm giá trị?
Bật mí là Linh có gợi ý 3 cách để các bạn giáo viên yoga nên cân nhắc để scale up business của mình:
Một là: hãy xem trong các SPDV hiện tại, phần nào bạn có thể tự động hoá (kiểu quay dựng sẵn video), phần nào bạn có thể assign cho người khác làm (ví dụ thuê một người trợ giảng để hướng dẫn những phần nội dung đơn giản)
Hai là: bạn có chiến lược tăng giá chưa? Ví dụ như Linh thường sẽ tăng 10-15% sau mỗi 3-5 khách hàng đồng ý làm việc với mình.
Ba là: bạn đã đa dạng hoá được SPDV của mình theo 3 phân khúc giá chưa? Nếu chưa thì hãy đọc thêm bài viết này của Linh nhé!
#2. Quy trình làm việc: Tăng cường tự động hóa công việc để tiết kiệm thời gian cho các hoạt động chiến lược.
Tự động hóa là chìa khóa để tối ưu hóa năng suất cho solopreneur. Điều này không chỉ giúp giảm bớt khối lượng công việc thủ công mà còn giải phóng thời gian cho các nhiệm vụ mang tính chiến lược hơn như phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và kết nối với khách hàng. Chẳng hạn bạn là một chuyên gia tư vấn, bạn cần sử dụng các phần mềm đặt lịch tự động, giảm thiểu thời gian trao đổi qua lại hoặc sử dụng các nền tảng tự động để gửi tài liệu học tập tới học viên.
Vài câu hỏi để bạn chiêm nghiệm:
Những công việc nào trong ngày của bạn có thể được tối ưu hóa hoặc tự động hóa?
Bạn có đang sử dụng các công cụ phần mềm hiện đại để giảm tải công việc chưa?
Nếu tiết kiệm được 10 giờ mỗi tuần, bạn sẽ sử dụng thời gian đó cho hoạt động nào để phát triển kinh doanh?
#3. Xây dựng cộng đồng: Xây dựng cộng đồng không chỉ là một chiến lược phát triển kinh doanh mà còn là một xu hướng quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì sự bền vững.
Trong thời đại ngày nay, sự kết nối và cảm giác thuộc về có tác động rất lớn đến quyết định mua hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng. Khi mọi người cảm thấy mình là một phần của cộng đồng, họ có xu hướng gắn bó hơn và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác. Nếu bạn là một huấn luyện viên kỹ năng mềm, bạn hoàn toàn có thể tổ chức các sự kiện trực tuyến hàng tháng để tăng tính kết nối và tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng mà còn tạo ra một hệ sinh thái bền vững, thúc đẩy sự phát triển dài hạn của biz.
Sau 1 năm “chinh chiến” và thử nghiệm sản phẩm mới trong 2024, năm nay Linh sẽ chính thức quay trở lại và tập trung cho cộng đồng của mình là:
Cộng đồng học tập chuyên nghiệp dành cho chuyên gia muốn kinh doanh chuyên môn trên Circle: https://www.soloexpert.vn
Cộng đồng giao lưu, học hỏi và kết nối với nhau cũng dành cho các solo expert trên Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/soloexpert.vn
Bạn có thể tìm đọc thêm rất nhiều kiến thức hữu ích về xây dựng cộng đồng tại nhé!
Vài câu hỏi để bạn chiêm nghiệm:
Bạn có đang tạo ra không gian để khách hàng chia sẻ câu chuyện của họ và cảm thấy được lắng nghe?
Những hoạt động nào có thể tăng cường sự tham gia và cảm giác thuộc về của các thành viên trong cộng đồng bạn?
#4. Học hỏi và hoàn thiện kỹ năng mới để duy trì sự cạnh tranh.
Phát triển bản thân không chỉ là cập nhật kiến thức mà còn là nâng cao khả năng ứng dụng thực tế và tư duy chiến lược. Trong năm nay, Linh tiếp tục mài giũa và nâng cao việc làm chủ AI. Năm 2024 Linh đã có AI hỗ trợ đắc lực trong làm nội dung và hỗ trợ một phần việc đóng gói các ý tưởng SPDV mới. Năm nay, Linh sẽ học và tiếp tục tận dụng AI trong khía cạnh phân tích dữ liệu để tối ưu biz cho bản thân cũng như các mentee.
Vài câu hỏi để bạn chiêm nghiệm:
Những kỹ năng nào bạn cần để duy trì hoặc nâng cấp vị thế của mình trên thị trường?
Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian mỗi tuần để học hỏi hoặc thực hành kỹ năng mới?
Ai là người mà bạn ngưỡng mộ và có thể học hỏi để đẩy nhanh quá trình phát triển chuyên môn?
Câu hỏi cuối cùng: Nếu để chọn ra 4 thứ ưu tiên trong business năm nay thì bạn sẽ chọn những thứ gì?
Peak Plan: Kế hoạch giúp tạo đột phá 2025
Peak Plan của mình rất đơn giản: 4 đỉnh núi + 3 bước tiến + 2 người bạn đồng hành + 1 thói quen bắt buộc mỗi ngày
4 ĐỈNH NÚI CHÍNH CẦN LEO
Bốn ưu tiên lớn trong năm 2025 giúp mình duy trì sự tập trung và định hướng:
Cải thiện sản phẩm/dịch vụ: Loại bỏ những gì không hiệu quả và tập trung vào giá trị cốt lõi.
Tối ưu hoá quy trình: Giảm thiểu công việc thủ công và dành thời gian cho sáng tạo.
Phát triển cộng đồng: Tập trung chăm sóc và hỗ trợ sự phát triển cho các thành viên trong cộng đồng.
Phát triển bản thân: Tham gia ít nhất 2 khóa học nâng cao kỹ năng và đọc 5 cuốn sách chuyên môn.
Còn bạn, 4 trọng tâm/ưu tiên hay là 4 đỉnh núi của bạn trong 2025 là gì?
3 BƯỚC TIẾN CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Thói quen là nền tảng của sự thành công lâu dài. Trong năm 2025, mình sẽ tiếp tục tập trung vào ba thói quen chính để hỗ trợ các ưu tiên chính:
Viết nội dung hàng ngày: Dành 60 phút từ 3h sáng mỗi sáng để viết cho 2 kênh nội dung chính là facebook cá nhân và bản tin này, giúp xây dựng thương hiệu cá nhân và tăng khả năng kết nối với khách hàng. Viết nội dung hàng ngày cũng chính là chìa khoá quan trọng đã giúp mình gặt hái được những thành công lớn nhất khi xây dựng solo biz. Toàn bộ doanh thu hơn một triêu đô khi làm solo đều là đến từ việc làm nội dung organic trên 2 kênh mà mình sở hữu. (Nếu bạn cũng muốn khám phá cách mình đã làm điều này như thế nào, xin mời bạn tham khảo tại đây).
Đánh giá 2 tuần mỗi lần: Mỗi sáng thứ hai cách tuần, mình sẽ kiểm tra tiến độ công việc, điều chỉnh kế hoạch và xác định ưu tiên mới để đảm bảo luôn đi đúng hướng trong tuần mới. Ví dụ như đây là biểu mẫu mình đang dùng cho mình và cho cả các mentee của mình luôn.