Những bài học lớn nhất của mình trong 2024 (Phần 1)
Những thử nghiệm và đúc rút về sản phẩm và các offer
Đây đã là một trong những bản tin cuối cùng của năm 2024 mà bạn nhận được từ F2F và Linh rồi!
Một năm trôi qua thật nhanh và những ngày cuối năm chắc ai cũng có tâm trạng muốn “nhìn lại” một chút!
Viết một bài viết tổng kết nghe có vẻ sẽ hơi nhàm chán và cũ kỹ quá rồi. Nhưng chúng ta cùng đang là những người hoạt động trực tuyến, có môt bài học về viết lách trực tuyến bạn cần hiểu: những xu hướng phổ biến thường hiệu quả vì nó đánh trúng tâm lý người đọc.
Mọi người sẽ đều muốn biết bạn đã làm gì và kết quả ra sau để có thể lên kế hoạch cho năm mới. Tuy nhiên, bản tin này sẽ được kết cấu khác đi một chút.
Vài thứ mình đã làm trong năm 2024:
Thử nghiệm với sản phẩm giá rẻ, sản phẩm dạng chuỗi bán sớm và tập trung hơn vào sản phẩm high ticket (bài học về “focus on 1 thing” vẫn là bài học quan trọng và liên tục phải thấm nhuần)
Thử nghiệm một vài cách đóng gói offer khác biệt và đo lường sự chuyển đổi (và nhận ra là không có giới hạn nào cho sự sáng tạo, chỉ cần bạn nắm bắt được tâm lý và có sự đồng cảm sâu sắc với khách hàng của mình để hiểu họ thực sự cần gì)
Viết khoảng 60 bản tin dài trên Substack và khoảng 400 bài viết trên facebook cá nhân (2 kênh long form và short form duy nhất của mình để phục vụ business) nhưng đã có sự điều chỉnh quan trọng về tỉ lệ giữa các marketing content và sale content (để nhận ra là mình đã sai quá sai :D)
Tổ chức và đứng tổng cộng khoảng 30 cái live events (và nhận ra sự kiên cường bền bỉ thực sự có thể tạo ra nhiều quả ngọt, ngoại trừ việc mắc thêm bênh… nói lắm)
Chúng ta sẽ cùng mổ xẻ xem cách mình đã làm và kết quả ra sao với 4 hạng mục việc trên nhé! Trong phần 1 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sản phẩm và các offer thành công nhất cũng như các bài học Linh rút ra được từ đó. Ở phần 2, Linh sẽ chia sẻ về cách mình tiếp thị, sáng tạo nội dung và những khoảnh khắc khó khăn, đáng nhớ nhất mà mình phải đối mặt.
Sản phẩm thành công nhất của mình
Giờ đi vào chi tiết hơn thì năm nay các sản phẩm của mình là:
Free:
Chuỗi Free webinar dành cho cộng đồng Solo Expert với các chủ đề đa dạng hàng tháng, xoay quanh ngách, kinh doanh, đóng gói chuyên môn, tiếp thị, framework, hiệu suất. Kết quả: 12 webinar với tổng cộng khoảng 6000 lượt đăng ký.
Viral Content Masterclass dành cho mass, lớp học 4 tiếng đồng hồ dạy về làm nội dung đúng và cách một nội dung trở nên viral. Kết quả: 4 lớp đã được triển khai với khoảng 3500 đăng ký và khoảng 2500 show up trong các buổi học + nhận về hơn 800 feedback tích cực. Hiện tại mình không có ý định dạy miễn phí lớp học này và cũng đã nhận được lời mời hợp tác từ Fonos để quay podcourse riêng cho chủ đề này.
Low-ticket:
Chuỗi Solo Masterclass (dành cho các bạn muốn tìm hiểu và bắt đầu tham gia kinh doanh chuyên môn độc lập tìm hiểu): mở bán trong 3 ngày với mức giá tùy khách hàng tự chọn (min 1M và max 10M)
Chuỗi Social Content Mastery (dành cho các bạn muốn học cách làm nội dung phục vụ tiếp thị và kinh doanh trên MXH): bán quanh năm, bắt đầu từ 5/2024
Chuỗi Premium Talk Better Self (một sản phẩm thử nghiệm cho mảng Self-development dành cho Solo Expert): bán quanh năm
Sách: năm nay mình không có đầu sách mới nhưng các đầu sách bán chạy từ các năm trước vẫn tiếp tục được tái bản.
Medium-ticket:
Being a Solopreneur (một sản phẩm signature gắn liền với thương hiệu của Linh, đã được đóng gói lại ở hình thức self-learn và hybrid): đây là hệ thống tri thức Linh đã dạy và tổng hợp trong 2 năm trước đó với hơn 100 solopreneur, thì sang 2024 Linh có thêm lựa chọn tự học, hoặc tự học có đồng hành 1:1 hàng tháng để phù hợp với nhu cầu và budget của các học viên. Việc đóng gói lại này đã giúp mình tiết kiệm được rất rất nhiều nguồn lực và thời gian (so với chuyện vận hành các lớp học tập trung), trong khi doanh thu vẫn cán mốc.
Business Content Bootcamp là một sản phẩm thử nghiệm hoàn toàn mới (dạng class-based, học tập trung cùng nhau trong khoảng 2 tháng). Có doanh thu tốt và Danh sách chờ khá đông nhưng sau 2 khóa thử nghiệm thì bản thân mình thấy có một vài bất cập cũng như không quá yêu thích việc giảng dạy chương trình nên đã tạm dừng lại.
Content Camp, Product Camp, Book Camp là 3 sản phẩm hoàn toàn mới được Linh đưa vào thử nghiệm năm nay, kết hợp giữa học và thực hành online với trải nghiệm thực hành, kết nối sâu, tương tác offline trong các không gian và địa điểm cao cấp. Mỗi chương trình đều có từ 20-30 campers tham gia và phản hồi rất tích cực để Linh và team tiếp tục cải thiện, ra mắt trong năm 2025. (Mọi người cũng đã bắt đầu join wait list cho các camp năm 2025 rồi)
High-ticket:
2024 là năm mình thử nghiệm sản phẩm high-ticket (mức giá 250 - 280M) là One-year-membership: chương trình đồng hành 1:1 có cam kết doanh thu với các bạn solopreneur, solo expert muốn phát triển solo biz. Sau hơn 1 năm đóng gói triển khai, mình tiếp tục ưu tiên phát triển và muốn nó sẽ trở thành sản phẩm chủ đạo trong những năm sắp tới.
Một số sản phẩm thử nghiệm hoặc hợp tác khác:
Vietnam Solo Expert Summit cũng có thể coi là một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ được đưa vào thử nghiệm trong năm nay. Lần đầu tổ chức một hội nghị và triển lãm trực tuyến có quy mô toàn cầu, trên một nền tảng hoàn toàn mới nhưng team đã thực hiện rất chuyên nghiệp với khoảng 2000 người tham dự trong liên tục 2 ngày và mang tới rất nhiều trải nghiệm “wow” cho khách hàng cũng như các khách mời.
Recognized Expert chương trình dạng mentorship kết hợp cùng với
giúp các chuyên gia, CEO, business owner xây dựng thương hiệu cá nhân trong 06 tháng. Năm nay mình cũng có may mắn được đồng hành với những cá nhân rất hay ho và tạo ra những kết quả ngoài mong đợi cùng với họ.Mình còn làm sponsor cho một số dự án khác (chủ yếu là cố vấn chiến lược, hoạch định, phát triển sản phẩm, hỗ trợ truyền thông) và chia sẻ doanh thu với các dự án này (theo tỉ lệ 50-50 hoặc 30-70, 10-90 tùy dự án và mức độ đóng góp)
Doanh thu cho từng phân khúc sản phẩm như sau:
Low-ticket: khoảng 1,5B
Medium-ticket: khoảng 3,5B
High-ticket: 3B
Khác: 2,7B
Định nghĩa “thành công” sẽ hơi tương đối vì sản phẩm có nhiều khách hàng nhất chưa chắc là sản phẩm có doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, về khía cạnh sản phẩm, năm nay là một năm mình có nhiều chiêm nghiệm liên quan tới làm sản phẩm khá thú vị và sâu sắc. Sau 2 năm (giai đoạn 2022-2023) triển khai thử nghiệm một loạt và đa dạng các sản phẩm khác nhau, mình rút ra vài kinh nghiệm và bài học:
Mình bắt đầu với sản phẩm giá cao trước sau đó dần mở rộng thêm giá thấp (low-ticket). Điều này khiến tâm lý và quyết định mua của khách hàng nhanh hơn rất nhiều (vì đã quen với việc đặt mình ở phân khúc giá cao).
Doanh thu sản phẩm giá thấp tuy thấp nhất so với dòng sản phẩm còn lại nhưng lại tốn ít nguồn lực và thời gian nhất. Đa phần là online nên tỉ suất lợi nhuận lên tới 90% trong khi các sản phẩm như camp tỉ suất lợi nhuận có thể chỉ đạt khoảng 20-30% (trong khi nỗ lực bỏ ra trong việc đóng gói và vận hành lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều), nhưng tất nhiên phải đi kèm điều kiện về traffic (phạm vi ảnh hưởng/thu hút) và độ trust (tin cậy) của khách hàng mà bạn đang có.
Không có chuyện đúng hay sai mà chỉ là có phù hợp không. Chúng ta có thể bắt đầu với sản phẩm giá cao (nếu đã có brand name, chuyên môn và credibility) sau đó chuyển sang giá thấp hoặc đi từ giá thấp, giá tầm trung rồi nâng lên giá cao. Hoặc cũng có thể thử nghiệm song song cả 2 (nếu đủ nguồn lực) rồi sau đó quy hoạch và biết nên tập trung vào đâu cho hiệu quả. Không có một công thức chung, mà cần sự thấu hiểu khách hàng, thị trường, năng lực chuyên môn cũng như khả năng đóng gói của từng solopreneur.
Sản phẩm giá cao không hề khó bán vì vấn đề không nằm ở giá, mà nằm ở cách bạn đóng gói cũng như lời hứa bạn đưa ra cho sản phẩm mà thôi.
Đa dạng hóa nguồn thu là bắt buộc đối với solopreneur, ở thời điểm bắt đầu hãy nên có ít nhất 3 lựa chọn giá thấp - trung - cao trong một offer.
Mời bạn đọc thêm bài viết về phân loại sản phẩm của mình ở đây:
Các offer thành công nhất của mình
Sản phẩm dịch vụ thì là lõi, còn cách bạn thiết kế offer thế nào, định vị ra sao, thông điệp là gì, nhắm tới nhóm khách hàng cụ thể nào… mới tạo nên chiến lược toàn diện cho bạn được.
Và đáng buồn là đa phần thì mọi người sẽ… rụng ở đoạn này. Hoặc offer kém hấp dẫn. Hoặc định giá trong offer không phù hợp.
Trong năm nay mình có 2 offer khá thành công:
Đầu tiên là offer về chương trình 1-year-membership, khi mà người tham gia sẽ được:
Mình cam kết về việc tạo ra doanh thu, hoàn vốn trong thời gian kèm cặp (hoặc kèm cho tới khi nào hoàn vốn thì thôi)
Học và tham gia toàn bộ các chương trình đang có sẵn và do mình sở hữu (không tính các chương trình mình collab) trong vòng 01 năm
Tham gia vào một trong số các camp mà mình sẽ tổ chức trong vòng 01 năm
Có coach về tự tin, trì hoãn và tinh thần riêng trong thời gian đồng hành
Gặp 1:1 và cầm tay chỉ việc, nhận sự chỉ dẫn và hỗ trợ của các chuyên gia khác phù hợp từng giai đoạn (chuyên gia framework, chuyên gia về sản phẩm, chuyên gia về thiết kế chương trình, chuyên gia về thương hiệu cá nhân…)
Cùng với sự bền bỉ chia sẻ trong nhiều năm, việc các học viên tìm tới và tự đăng ký chương trình này của mình ngày một nhiều hơn mà không cần bất kỳ một nỗ lực đẩy bán hay chốt sale nào.
Offer thành công (có lẽ) nhất trong năm nay của mình chính là cho một sản phẩm hoàn toàn mới có tên Content-First GamePlan.
Đây là chương trình mới nhưng là những gì đúc kết của mình sau hơn 10 năm làm tiếp thị và sáng tạo nội dung. Ban đầu, ý định của mình là muốn thử kiểm định ý tưởng cũng như cách mình offer, nên làm cực kỳ đơn giản: không landing page (chỉ có một google form để giới thiệu và đăng ký), không có chương trình chi tiết (chỉ có chương trình khung với mục tiêu và outcomes cụ thể cho học viên), không có chiến dịch truyền thông hay mở bán (mà chỉ có duy nhất 1 bài viết giới thiệu trên facebook cá nhân). Nhưng mình có một offer rất “hời”, đó là đăng ký trong vòng 24h thì 10 người đầu tiên sẽ được tặng luôn chương trình Being a Solopreneur (dạng self-learn). Mình chạy thử trong vòng 24 giờ và kết quả là:
52 người đăng ký + deposit
Mình từ chối + tự rút khoảng 20 người
Sau đó tiếp tục up sell được các bạn lên học chương trình có giá trị cao hơn và tổng doanh thu khoảng 2B
Bài đọc thêm về offer và sự sẵn sàng chi trả các bạn có thể đọc thêm ở đây:
Những bài học quan trọng nhất về offer và định giá mình đã học được trong năm nay là:
Bài học #1. Xây dựng hệ thống sản phẩm đa tầng và phân khúc rõ ràng
Cấu trúc đa tầng: Mình đã phân chia sản phẩm thành nhiều tầng giá trị từ Free, Low-ticket, Medium-ticket, đến High-ticket. Điều này giúp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ người mới tìm hiểu đến những khách hàng sẵn sàng đầu tư lớn.
Ví dụ:
Free webinar: Dùng để tạo nhận diện, thu hút đối tượng tiềm năng
Low-ticket (giá từ 1M - 10M): Giúp chuyển đổi người theo dõi thành khách hàng trả phí ban đầu, xây dựng lòng tin.
Medium-ticket (giá từ 500M - 100M): Tạo nguồn thu ổn định và phát triển từ khách hàng đã tin tưởng.
High-ticket (giá từ 250-280M): Tối ưu hoá lợi nhuận từ nhóm khách hàng sẵn sàng đầu tư mạnh vào giải pháp cá nhân hoá.
Bài học: Solopreneur nào cũng cần hành trình khách hàng (customer journey) rõ ràng, đưa họ từ nhận diện đến chuyển đổi cao cấp bằng cách gắn kết từng tầng sản phẩm.
Bài học #2. Thử nghiệm và tối ưu hoá sản phẩm liên tục